THIẾU NỮ ĐÁNH CỜ VÂY- SƠN TÁP Download (full prc, pdf, epub, mobi, azw3) đọc online.

0
40



THIẾU NỮ ĐÁNH CỜ VÂY
Tên gốc: La joueuse de go.
Tác giả: Sơn Táp (Shan Sa).
Quốc gia: Pháp.
Download sách Ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI/AZW3. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng hoặc đọc online.

1.

“Thiếu nữ đánh cờ vây” – một thức tỉnh kỳ lạ

Đầu năm 2005, những người yêu sách của Việt Nam có cơ hội tiếp cận với một trong những cuốn sách bán chạy nhất tại Pháp, đã được dịch ra hơn mười thứ tiếng. Đó là tiểu thuyết “Thiếu nữ đánh cờ vây” của tác giả Sơn Táp.
Sơn Táp tên thật là Diêm Ni, sinh tháng 10 năm 1972, trong một gia đình trí thức cao cấp ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Năm 1990, cô sang du học rồi định cư tại Pháp. Bắt đầu từ năm 1997, Sơn Táp từng bước chiếm lĩnh văn đàn Paris: tiểu thuyết Thiên An Môn đoạt giải Goncourt Pháp dành cho tác phẩm đầu tay, tiểu thuyết Bốn cuộc đời của cây liễu đoạt giải Cazes-Brasserie Lipp. Đặc biệt, cuốn Thiếu nữ đánh cờ vây đoạt giải thưởng Goncourt dành cho giới trẻ và là một trong những tiểu thuyết bán chạy nhất tại Pháp.

Tác phẩm lấy bối cảnh những năm 30 của thế kỉ XX, khi quân Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc. Tại đó, một cô gái Trung Hoa và một sĩ quan Nhật Bản, tình cờ gặp nhau trên bàn cờ tại quảng trường Thiên Phong. Mải mê dính mắc vào những ván cờ vây kì ảo, họ dần rơi vào ván cờ lớn lao của chính cuộc đời mình.

Nét mới lạ của cuốn tiểu thuyết chính là những trận cờ vây được Sơn Táp miêu tả sống động và đầy kịch tính. “Trên một bàn cờ vây, các quân cờ chiến đấu trên 361 ô vuông kẻ bằng 19 vạch ngang và dọc tạo nên. Hai đối thủ chia xẻ mảnh đất trống này và đến cuối trận so lại xem ai chiếm được nhiều đất hơn. Tôi thích cờ vây hơn cờ tướng vì nó thoáng hơn, tự do hơn. Trong ván cờ tướng, hai vương quốc với các chiến binh mặc giáp trụ, đối đầu nhau. Còn các kỵ sĩ cờ vây có thể khéo léo xoay ngang xoay dọc, bẫy nhau trong các vòng xoáy ốc: sự táo bạo và trí tưởng tượng là những đức tính đưa đến chiến thắng”.

Để có được những trang viết nhuần nhuyễn và tự tin như thế, nữ nhà văn Sơn Táp đã giành rất nhiều thời gian để tìm hiểu cờ vây, thậm chí còn đến hỏi ý kiến các chuyên gia ở Viện cờ vây Trung Quốc. Trong tác phẩm này, cờ vây chính là mật mã tượng trưng cho văn hoá và hoà bình. “Sơn Táp đã biến cái kì đạo kì lý của cờ vây thành một cuộc thực nghiệm văn thể của tiểu thuyết, từ từ nhấm nháp chúng quả là kì thú vô cùng. Nhân vật trong tiểu thuyết như thể các quân cờ vừa đối lập lại vừa nương tựa vào nhau, chỉ thấy sự di động vô thanh đầy giảo hoạt trên bàn cờ, mà người chơi vẫn cảm nhận được, mới hay tình yêu đâu phải dùng lời” (Trương Kháng Kháng – Theo Bắc Kinh thanh niên báo).

Thiếu nữ đánh cờ vây còn cuốn hút độc giả bởi tình huống truyện éo le: trong bối cảnh chiến tranh, hai con người ở hai đầu chiến tuyến vướng mắc vào mê cung tình yêu. Độc giả có thể tìm thấy những trang viết sống động nhất, day dứt nhất miêu tả tâm trạng của chàng trai si tình. “Cô gái chơi cờ mãi không quay lại. Chiếc áo dài xanh lá của em, lúc nãy nhìn có vẻ buồn thảm, nay bỗng toát lên sức sống khi hoà lẫn trong màu cây xanh quanh em. Phải chăng đó là hình ảnh nước Trung Hoa của tôi, niềm say mê và mối căm thù của tôi? Khi gần em, nỗi khốn khổ của em khiến tôi thất vọng. Đứng xa em, nét duyên dáng của em ám ảnh tôi”.

Lần duy nhất họ có cơ hội ở bên nhau thật gần, chàng trai vừa hạnh phúc vừa đau đớn. “Tôi chết đi được vì thèm khát được ôm em vào lòng! Nếu như không được vòng tay quanh vai em, kéo đầu em ngả xuống ngực mình, tôi cũng sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc nếu được chạm vào các ngón tay em…Váy em phủ kín tận mắt cá chân. Lá khô rơi trên thân em biến tấm vải màu xanh tím, nhàu đi theo nét cong của cơ thể em, thành một tấm khăn choàng lộng lẫy, với các nếp nhăn, các vũng sâu, các đường lượn sóng. Liệu em có ngồi dậy và múa trên chiếc khay đó để dâng lên thần linh và những kẻ mộng mơ hay không?”.

Đáng tiếc, mối tình mãnh liệt đó mãi mãi không được thốt thành lời. Dù họ bất chấp hoàn cảnh, vượt lên chủng tộc, giai cấp và chính trị thì chiến tranh cũng không buông tha họ. Một kết thúc có hậu, nếu có thể gọi như thế, dành cho cả hai, khi họ được chết bên nhau. Để tránh cho nàng thiếu nữ bị binh lính Nhật làm nhục, chàng sĩ quan Nhật Bản đã bắn chết nàng và sau đó tự sát.

Bạn cho rằng đó là kết thúc tiêu cực và không có gì mới lạ? Hay bạn bật khóc khi đọc đến những dòng cuối cùng này? Đến với tác phẩm, mỗi độc giả sẽ có những ấn tượng riêng, tìm được cách phán xét riêng.

Thiếu nữ đánh cờ vây còn đặt ra rất nhiều vấn đề khiến chúng ta suy ngẫm: Sự thức tỉnh về mặt tình dục của người thiếu nữ; Cuộc tình ngắn ngủi ám ảnh của chàng sinh viên tên Mẫn; Sự khốc liệt của chiến tranh và sự hy sinh bi tráng của những thanh niên kháng chiến… Đó chính là thành công của Sơn Táp.

300 trang, bìa mềm. Nhã Nam & Nhà xuất bản Văn Học.

Nguồn: https://batdongsankimphat.com

Xem thêm bài viết khác: https://batdongsankimphat.com/phan-mem/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here