Ngữ Văn Lớp 7 – Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận (P1)- Cô Lê Hạnh

27
41



Bài giảng Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận (P1)- Tập làm văn chuyên đề rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận – Ngữ Văn Lớp 7
♦Giáo viên: Lê Hạnh
► Facebook:
► Khóa học của cô: Khóa Ngữ Văn lớp 7:
————¤¤¤¤¤¤¤¤————-

♦ Các bạn hãy nhanh tay like và subscribe để nhận được đầy đủ bộ tài liệu quan trọng, các video chữa đề và bài tập chi tiết nhất tại:
Hoặc tham khảo thêm:
►Website giúp học tốt:
►Fanpage:
►Hotline: 0965012186
———–¤¤¤¤¤¤¤¤————

‡ “Đam mê- sáng tạo- tự -giác- thành công” .Là giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn cho các học sinh khối THCS, cô Lê Hạnh luôn luôn có ý thức tìm hiểu, vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Với giọng văn truyền cảm, tràn đầy nhiệt huyết, cách trình bày rõ ràng, tư duy khoa học, cô đã, đang và sẽ mang đến cho các thế hệ học trò những bài giảng hay, lôi cuốn, hấp dẫn. Cô luôn đặt ra mục tiêu cụ thể và yêu cầu học sinh nghiêm túc học tập, cố gắng nỗ lực không ngừng, phát huy năng lực sáng tạo, chủ động, năng lực giải quyết vấn đề đặc biệt là năng lực tự học ở các em.
———–¤¤¤¤¤¤¤¤————
Nội dung bài Bài giảng Tập làm văn chuyên đề rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
1. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận
Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có bố cục ba phần:
– Phần Mở bài nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta – luận điểm lớn;
– Phần Thân bài cụ thể hoá luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ:
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ;
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại;
– Phần Kết bài: khẳng định những luận điểm đã trình bày: Bổn phận chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.
Các luận điểm, lập luận cụ thể xem lại bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
2. Luyện tập
a. Bài văn nêu tư tưởng: Vai trò của học cơ bản đối với một nhân tài.
Luận điểm chính của bài văn thể hiện rõ từ nhan đề của bài văn: học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn; nói cách khác: để trở thành tài phải học từ cơ bản.
Để thể hiện được luận điểm, người viết đã thiết lập lí lẽ và dẫn chứng:
– Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.
– Tác giả nêu chuyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng (người viết đã mượn câu chuyện về hoạ sĩ thiên tài làm thành luận cứ thuyết phục cho tư tưởng học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.)
– Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.
b.
– Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp.
– Bố cục ba phần :
+ Mở bài: lập luận theo quan hệ tương phản.
+ Kết bài: lập luận theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.

————¤¤¤¤¤¤¤¤————
♥Giuphoctot.vn luôn đồng hành cùng bạn!

Nguồn: https://batdongsankimphat.com

Xem thêm bài viết khác: https://batdongsankimphat.com/xay-dung/

27 COMMENTS

  1. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài giảng của cô Lê Hạnh. Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích môn Ngữ văn lớp 7 hãy học Online cùng GIUPHOCTOT.VN tại đây nhé: http://giuphoctot.vn/lop-7-mon-ngu-van
    Đừng quên subscribe kênh youtube Giuphoctot.vn và chia sẻ video đến các bạn của mình để cùng nhau học tốt nhé. Còn gì chưa hiểu rõ thì đừng ngần ngại hãy comment ngay cho cô biết nhé!

  2. Thật sự là em khá tức cái chuyện là quay có 5 6 phút đag hiểu từ từ thì tự nhiên bị cắt tức dữ lắm r đó nha, dạy có chút xíu sao hiểu đc k bt nữa tức lắm r nên em phải nói thôi

  3. cô dạy thì hay đó nhưng lần sau cô quay video dài vào cô nha với lại cô cố gắng nói to hơn cô nha

  4. Để xem được toàn bộ video cũng như các bài giảng của cô Lê Hạnh các bạn hãy đăng kí thành viên và tham gia khóa học: https://goo.gl/cU511t

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here